宣化老和尚 The Venerable Master Hsuan Hua

Giông Bão Ẩn Tích

Trích Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp Của Hòa Thượng Tuyên Hóa - Giai Đoạn Ở Hồng Kông - Trang 140-145

Nguyên tác từ sách Hoa ngữ: 上人事蹟 - 香港篇 《覺海慈航度香江》

Hình chụp năm 1954 tại Chùa Tây Lạc Viên trong đình Phạm Âm, bên ngoài có cây đu dủ. Phía sau Hòa Thượng là cư sĩ Hoàng Quả Quân, bé trai là cư sĩ Đàm Quả Hành.


Hòa Thượng Hồng Kông trong thời gian 13 năm, nhiều lần có tin khẩn báo gió bão, nhưng cứ mỗi lần gió bão sắp cuốn vào thì đột nhiên lại chuyển hướng đi nơi khác. Năm 1960, lúc Hòa Thượng rời Hồng Kông đi Úc Châu, thì cơn bão khốc liệt tấn công vào Hồng Kông gây tốn thất thê thảm.

Hòa Thượng kể: Tôi không có hù dọa cho các vị sợ đâu, cũng không phải khoe khoang ta đây tài giỏi, nhưng Thiên Long Bát Bộ, tất cả quỷ Thần đều nghe lời tôi! Tôi Tây Lạc Viên trồng rất nhiều cây cối hoa lá, đu đủ, tre trúc các thứ cây ăn trái. Khi đu đủ kết trái đều ăn rất ngọt. Có mùa Xuân năm nọ, tức năm thứ ba tôi ở Hồng Kông, đu đủ đang chín rộ, khóm trúc cũng đang sanh sôi nẩy nở sum suê, thì đột nhiên một cơn giông bão kéo đến, khiến cây đu đủ, cây tùng, cây trúc, tất cả đều bị tàn phá bứng lên cả gốc rễ, ngã sập tứ tung.

Tôi giận quá, đưa tay chỉ lên trời nói: "Ngọc Hoàng Đại Đế, nếu cơn giông bão này mà ông phần, tôi nói cho ông biết, ngày nào tôi còn Hồng Kông thì không cho phép ông gây ra gió bão nữa. Nếu Hồng Kông còn giông bão, tôi nói thật với ông tối đây không khách sáo đâu nhé! Nếu sau này tôi rời khỏi Hồng Kông rồi, tôi sẽ không lo chuyện này nữa! Nói xong rồi, tối lại nghĩ : “Ủa, tại sao mình lại như vậy chứ ? Nổi giận luôn cả ông Trời, thiệt là không phải!. Tuy biết rằng không đúng, nhưng tôi đã lỡ thốt ra lời rồi.

Mà lạ thật, từ đó tôi tại Hồng Kông mười mấy năm, Hồng Kông không hề xảy ra giông bão nữa. Mỗi lần đài khí tượng nói là bão sẽ kéo tới Hồng Kông, chỉ cách Hồng Kông chừng 15, 20 dặm Anh thì đột nhiên lại chuyển hướng đi nơi khác, lạ như vậy đó. Đến chừng tôi sang Sydney, Úc châu một tháng, thì bão tố kéo bủa vào Hồng Kông, các tấm bảng hiệu tiệm quán bay đầy trời, và khá nhiều nhà cửa bị sập nát, tổn thất khó ước lượng. Năm 1962, tôi đến Mỹ, vào mùa Hồng Kông có một cơn giông bão lớn đến phá kỷ lục. Đất núi khu vực Sa Điền (Sha Tin District) cũng bị sạt lỡ, tuôn đổ xuống khiến cho hơn 150 người thiệt mạng. Tại sao lại xảy ra tình trạng này, mọi người không ai biết được. Đây là chuyện quá khứ, những tôi nói hoàn toàn sự thật, tin hay không là tùy các người. Do vì tôi không nói dối, nên ông Trời cũng không thể phản đối lời nói của tôi. Đó chính là những trải nghiệm của tôi trong quá khứ. Hy vọng mọi người đều không sát sanh, không trộm cướp, không dâm, không nói dối, không uống rượu. Nếu được vậy thì Thiên Long Bát Bộ, tất cả Thiện Thần Hộ Pháp đều phò hộ các vị, khiến cho tất cả đều được kiết tường như ý.

(Ghi chú 1) Theo Bách Khoa Toàn Thư (Wikipedia ) (1): Vào thời đại 60, Hồng Kông bị nhiều trận bão tàn phá mãnh liệt, khiến tổn thất kinh tế nặng nề và người bị thương vong trầm trọng

Như đài thiên văn Hồng Kông báo tin đến 6 trận bão cấp 10. Một trong những cơn bão vào tháng 6 năm 1960 là trận bão Lệ (Mary) ập vào Hồng Kông, khiến 45 người chết, 127 người bị thương, thổi tan đi chửng 10 nghìn nhà cửa vườn tược. Vào năm 1962 trận bão Ôn Đại (Wanda) thổi vào Hồng Kông gây cho 130 người chết, 72 nghìn người không nhà ở, khiến Hồng Kông bị khí áp thấp nhất, tốc độ gió quân bình mỗi giờ cao nhất tốc độ gió của trận bão cũng chiếm kỷ lục cao nhất, đó là một trong những trận bão gây tai hại lớn nhất của Hồng Kông.

(Ghi chú 2) Theo tờ "Thành Báo" của Hồng Kông đăng ngay năm đó: Cơn bão Ôn Đại của ngày 1 tháng 9 năm 1962 (2), theo như đài thiên văn báo tin, là cơn bão cấp 10 đạt kỷ lục sau Thế Chiến Thứ Hai. Trận bão thổi vào Hồng Kông mãnh liệt nhất đã phá hoại Hồng Kông rất nặng nề. Sau trận đó, ước tính đến 183 người chết, 388 người bị thương, 108 người mất tích. Vào những năm ấy, rất nhiều nhân dân thành phố ở những nhà chòi cùng nhà gỗ được xây cất mất thẩm mỹ trên các sân thượng, cũng đã bị trận bão này thổi phá đi, khiển cho 72 nghìn người không nhà ở. Trong đó, khu vực Sa Điền bị phá hủy nặng nề nhất, khoảng 3 nghìn căn nhà chòi bị thổi sập, những mảnh vụn, dây kẽm sắt, giàn giá và các cửa sổ bị vỡ nát nằm rải rác khắp đường. Bão Ôn Đại cũng tạo nhiều mục kỷ lục khí tượng, bao gồm kỷ lục tốc độ gió cao nhất và quân bình gió mỗi giờ tốc độ cao nhất. Cho đến nay vẫn chưa trận bão nào phá được kỷ lục đó.

Hòa Thượng kế: Có một năm, tôi về Hồng Kông giảng pháp 5 ngày tại một ngôi chùa nọ. lâu lắm rồi, tôi không trở về Hồng Kông, nay quay về như gặp ra lại người thân vậy. Những chuyện ngảy trước tôi không nói ra khi ở Hồng Kông, lần này tôi nghĩ nên thật lòng thổ lộ cùng các vị phụ lão huynh đệ về chuyện tôi ở Hồng Kông mười mấy năm không hề xảy ra giông bão. Khi ấy, tôi thành thật nói ra tất cả chứ chẳng giả dối chút nào. Vậy người tìm thấy một bài đăng trong tạp chí viết rằng những điều tôi nói là không đúng. Tôi xem qua chỉ cười thôi, nào ngờ đâu lời nói thật cũng bị hủy báng. Đây chẳng qua Pháp như vậy đó, Các pháp từ duyên sanh ra các pháp cũng từ duyên mất đi" (3), cho nên tôi nghe như gió thổi qua tai thôi. Nhưng một số đệ tử quy y trí thức, họ không vui, nên viết thơ xin phép tôi cho họ khai bút chiến, viết chống trả lại những người này. Tôi bèn viết cho họ vài câu kệ tụng:

Đúng sai cần gì cãi, thật giả lâu sẽ ;
Người trí thấy chân thật, kẻ ngu làm giả dối;
Người thiện học Bồ Tát, kẻ ác dám mắng Phật;
Bình đẳng đại từ bi, phổ độ các chúng sanh. (4)

“Đúng sai cần gì cãi, anh nói đúng, họ bảo sai; anh nói sai, họ lại bảo đúng. Đúng, sai không có cách để làm cho ràng. Ngũ trược ác thế cứ như vậy rối loạn rùm beng lên, thiện ác trà trộn khó thấy biết được, nhất định phải trạch pháp nhãn mới nhận biết ra thôi. vậy, chúng ta không cần phải biện luận đúng hay sai.

Thật giả lâu sẽ , không kể là thật hay giả, thời gian lâu ngày, mọi người tự nhiên cũng sẽ rõ biết là thật hoặc giả.

“Người trí thấy chân thật, người trí huệ thấy biết đều sự việc chân thật của nó.

“Kẻ ngu làm giả dối, kẻ ngu si tri, chỉ đi khắp nơi để gạt gẫm người, đến đâu cũng tự tuyên truyền về mình.

“Người thiện học Bồ Tát , người hiền lành tuy không phải Bồ Tát, nhưng họ ưng chịu học hỏi theo tinh thần từ bi hỷ xả của Bồ Tát.

Kẻ ác dám mắng Phật", kẻ ác không những đứng trước bần tăng đứng ngay trước mặt Phật, họ cũng dám mắng chửi luôn. vậy, bình đẳng đại từ bi, phổ độ các chúng sanh", tức chúng ta dùng tâm bình đẳng, tâm đại từ bi, tâm đại hỷ xả để nhiếp thọ tất cả hàm linh côn trùng chúng sanh.

Sau khi tôi nói bài kệ này rồi, hình trung cuộc bút chiến đó cũng không còn nữa. Đây không phải sợ, tại sao phải gây ra các chuyện thị phi như vậy trong Phật Giáo chứ ? Vì vậy, sau đó tôi rất ít về Hồng Kông để tránh sự ganh tị của người, lấy giả làm thật, cho thật là giả.

Tôi nói cho các vị biết, không ai được tán thán Phụ, chỉ cần các vị không mắng chửi tôi, không nổi nóng với tôi đủ rồi. Các vị không cần đưa tôi lên cao tận mây xanh, cũng không được khen ngợi thổi phồng tôi ra; tốt xấu tôi đều tự biết , nên không cần ai phải nói, cũng không cần ai phải khen. Các vị khen một chút thì không sao, nhưng một số nhân Phật Giáo Hồng Kông sẽ viết bài lên mắng tôi, họ nói rằng: “Ông pháp này các đệ tử của ông đó đóng kịch với nhau! Đệ tử ca tụng Sư Phụ, Phụ cũng lại đó khen ngợi đệ tử, họ ngợi khen lẫn nhau, đóng kịch với nhau đấy!

Hỏi: Lúc Pháp Hồng Kông, quả nhiên thể ngăn cản được giông bão tấn công vào Hồng Kông, vậy bây giờ Ngài thể nào cản ngăn bão táp cho dân Hồng Kông nữa không?

Hòa Thượng: Ông nên cầu cho toàn dân Hồng Kông đều tránh khỏi cái chết!

Hỏi: Đa số người Hồng Kông đều bị hoang mang về tương lai trước mắt. Hòa Thượng thể nào an tâm cho họ không?

Hòa Thượng: Lo cho trước mắt không bằng lo cho sau này, phía sau cái gì thì phía trước cái nấy, và phía trước cái gì thì phía sau cũng có cái nấy. "Thiên hạ vốn sự nhưng người ta lại tự kiếm chuyện rắc rối., Người có đức được kiết tường, người không đức bị tai ương." (5)

 

Ghi chú:

(1) https://en.wikipedia.org/wiki/Typhoon_Mary_(1960)

(2) https://en.wikipedia.org/wiki/Typhoon_Wanda_(1962)

(3) Nguyên văn Hoa ngữ:

 

法爾如是,

Pháp nhĩ như thị

諸法從緣生,諸法從緣滅

Chư pháp tòng duyên sanh, chư pháp tòng duyên diệt

 

(4) Nguyên văn Hoa ngữ:

 

是非何須辯,真偽久自明;

智者見真實,愚者行虛偽。

善者學菩薩,惡者敢罵佛;

平等大慈悲,普攝諸含識。

Thị phi hà tu biện,chân ngụy cửu tự minh
Trí giả kiến chân thật,ngu giả hành hư ngụy。
Thiện giả học bồ tát,ác giả cảm mạ phật;
Bình đẳng đại từ bi,phổ nhiếp chư hàm thức。

(5) Nguyên văn Hoa ngữ:

天下本無事,庸人自擾之

Thiên hạ bổn vô sự, dong nhân tự nhiễu chi

有德者降祥,無德者降殃

Hữu đức giả giáng tường, vô đức giả giáng ương