Chinese
and English|Vietnamese
 |
Tôi Chỉ Có Thể Giúp Cho Những Ai Thật Sự Cần
Bài viết của Jerri-Jo
Idarius, Báo Kim Cang Bồ Đề Hải, Tháng Giêng năm 2011, trang 39.
Linh Cảm Quán Thế Âm
|
Tuy không phải là đệ tử của Hòa Thượng nhưng trong thời gian khó khăn, tôi
có đủ may mắn nhận được ân huệ và sự giúp đỡ của Ngài. Vào mùa thu năm 1979,
tôi bắt đầu công việc dạy môn Thư pháp (calligraphy -
nghệ thuật viết chữ)
ở Vạn Phật Thành. Sau đó, tôi được phép thiết kế một phòng nghệ thuật tạo
hình cùng với Linda Pecaites trong một tòa nhà kế bên xưởng gốm. Tôi nghĩ
bây giờ nó được gọi là Diệu Ngữ Đường. Lúc đó tôi đã đi dạy học và tham gia
những đề án xuất bản nguyệt san Kim Cang Bồ Đề Hải, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
và nhiều kinh sách khác nữa. Mùa thu năm 1979 cho đến mùa hè năm 1981 là
khoảng giời gian thật khó khăn đối với tôi bởi vì tôi vừa kết thúc cuộc hôn
nhân mười năm và trở thành một người mẹ độc thân. Trong khoảng thời gian đó,
con trai tôi Bodhi từ
lúc
3 tuổi lên 5 tuổi cũng đã phải
chịu nhiều khó khăn để thích nghi với hoàn cảnh mới.
Mặc dù tôi
có cảm giác rằng tôi và
Hoà Thượng đã có mối liên hệ trong những kiếp trước nhưng phải chờ đến khi
Ngài đã thị hiện trong giấc mơ, không lâu sau khi tôi bắt đầu dạy môn Thư
pháp cho các sư cô. Trong giấc mơ, Ngài bảo: “Hãy đến đây và đem theo bạn bè
của con. Con sẽ mang đến một không khí gia đình”. Điều này dẫn đến sự ra đời
của ngôi trường mẫu giáo mà Bodhi và các bạn nó ở Ukiah đã theo học và được
hai sư cô dạy dỗ. Và trong những năm tiếp theo, tôi cũng đã đưa thêm nhiều
bạn bè đến nghe các buổi thuyết giảng của Hòa Thượng. Tôi luôn cảm thấy được
tiếp đón niềm nở và không thấy quy củ ở đây có gì bất tiện cả, miễn sao mình
thể hiện được sự tôn trọng đúng mực đối với người khác.
Vào mùa đông năm 1980, người bạn thân nhất từ thời thơ ấu của tôi, cô
Barbara Mayginnes, sinh hạ đứa con thứ hai. Cô ấy dọn nhà từ Portland,
Oregon đến Ukiah vào những năm 70. Cô đã lập gia đình với một người bạn
trong nhóm sinh hoạt tôn giáo của chúng tôi và đã trở thành đệ tử của vị tôn
sư đó. Vào tháng 1 năm 1975, cô ấy hạ sanh được một con trai tên là Shamaz.
Con trai tôi cũng được sinh đúng một năm rưỡi sau đó. Chúng nó cũng đã học
hai năm ở trường Bồi Đức trong thời gian tôi làm việc ở Vạn Phật Thành.
Còn cậu con trai thứ hai của Barbara phải bị sinh mổ. Sau khi sanh, cô ấy
rất yếu và không thể phục hồi lại sức khỏe bình thường như trước đây được.
Chẳng bao lâu sau, cô phát hiện bác sĩ đã cắt phạm ống tiểu (ureter) (ống
dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang) trong ca giải phẫu vừa rồi. Vì thế cô
cần giải phẫu lần thứ hai. Trong thời gian hồi phục tại bệnh viện, nhiều
biến chứng đã xảy ra, cơ thể của Barbara bắt đầu sinh ra nhiều cục máu đông
khiến cho các bác sĩ quyết định phải dùng thuốc loãng máu Heparin. Điều này
đã gây ra sự xuất huyết nội tạng và một lần nữa đe dọa đến tánh mạng
Barbara. Trong thời điểm nguy cấp đó, các bác sĩ phân vân không biết nên
chữa trị thế nào trong khi thời gian không còn nhiều nữa. Chúng tôi đang sắp
mất Barbara rồi.
Vào sáng ngày 14 tháng 2, năm 1980, tôi gọi điện cho một sư cô ở Vạn Phật
Thành và kể về tình trạng của Barbara, nhờ vị này báo lại cho Sư Phụ hay,
lúc đó Ngài đang ở San Francisco. Một lúc sau, tôi lại gọi đến chùa Kim Sơn
và nhờ một thầy tường trình rõ thêm chi tiết cho Hòa Thượng. Tôi nghe nói
đây không phải lệ thường và có thể Hòa Thượng sẽ không hồi âm đâu. Tuy nhiên
tôi cứ năn nỉ thầy báo lại dùm. Mười phút sau, chính thầy ấy gọi lại cho tôi
và bảo rằng Hòa Thượng khuyên tôi nên niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Và
tôi đã làm theo như lời ngài dặn.
Để cứu lấy Barbara, các bác sĩ quyết định chỉ còn cách duy nhất là tiếnh
hành giải phẫu lần thứ ba, và lần này họ sẽ kẹp chặt tĩnh mạch chủ (vena
cava) để tránh tình trạng máu đông chạy vào tim.
Tôi
nhớ lại
hình ảnh đám mây đen
đã
thấy trong
bệnh viện và có
cảm giác như bị cái chết bao quanh. Tôi chợt nhận ra là có thể sẽ không còn
gặp lại bạn mình nữa. Bao nhiêu ký ức của thời thơ ấu bắt đầu hiện về trong
tôi, và những kỷ niệm khi còn sống gần gũi bên nhau, rồi cứ nghĩ đến chuyện
sẽ vĩnh viễn rời xa người bạn của mình là lòng tôi càng thêm đau nhói.
Điều này rất có thể xảy ra.
Phản ứng cảm xúc của
tôi rất kịch liệt và tôi hầu như
hoảng hốt.
Trong khi ca
giải
phẫu thứ ba diễn ra, trên loa
thông báo tôi ra nghe điện thoại tại phòng chờ. Ở đầu dây chính là Sư Phụ.
Tôi luôn nhận ra những cuộc điện thoại của Ngài bởi sự im lặng bao la trước
khi Ngài cất tiếng. Cứ như thể nhấc điện thoại lên và lắng nghe hư không vậy.
Ngài bảo tôi cầu nguyện cho Barbara bằng cách nhất tâm chân thành niệm “Nam
Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” – không có bất kỳ niệm tưởng gì khác. Rồi Ngài khuyên
tôi không nên lo lắng gì cả, hãy tin Đức Quán Thế Âm sẽ đến phù hộ cho bạn
của tôi. Tôi và ba người bạn thân khác nữa cùng hộ niệm và không khí đã
chuyển đổi ngay lập tức. Bóng tối bao trùm lấy bệnh viện tan biến khi một
những làn sóng chữa lành cực mạnh tràn ngập bệnh viện. Cũng vậy, đây cũng là
điều mà tôi thấy rõ và cảm nhận được. Lúc đó chúng tôi biết rằng giai đoạn
nguy kịch đã qua, ca giải phẫu đã thành công. Khi được đưa ra khỏi phòng mổ,
Barbara hơi tỉnh táo và có thể đưa tay vẫy nhẹ chào chúng tôi.
Ngày hôm sau Hòa Thượng gọi điện hỏi thăm tình trạng cô. Ngài khuyên cô cũng
nên tự mình trì niệm để bình phục và có được lợi ích tốt nhất. Barbara vâng
theo lời dạy. Về sau Hòa Thượng bảo tôi rằng khi trì niệm thì sự thành tâm
là quan trọng nhất. Nếu mình chân thành, vị tha thì luôn sẽ được giúp. Một
bài chú không có thái độ
và tâm thành chân chánh
thì cũng là vô nghĩa mà thôi.
Trong thời gian hồi phục, tuy bị đau nhưng Barbara tỏa ra một thứ ánh sáng
đặc thù và sự an bình, một sự an bình mà tôi thường nhận thấy ở một số người
đã từng trải qua đau khổ cùng cực hay cận kề cái chết. Lòng trắc ẩn và sự
quan tâm của cô đối với hạnh phúc của người khác khiến cho tôi rất cảm động.
Có lần cô nói: “Tôi bị hành một trận nhưng kỳ thực, đó chính là phước của
tôi. Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ nói được như vậy. Quá khứ đã qua rồi, không
còn gì nữa. Quá khứ đã được hoàn toàn quét sạch.”
Sư Phụ hằng theo dõi tình hình Barbara trong nhiều tháng mà cô không hề hay
biết. Mỗi khi gọi điện, Ngài đều hỏi thăm về sức khỏe của cô. Ngài thân mật
bảo nếu ai cần giúp đỡ, tôi có thể nói với Ngài, miễn là có đủ khả năng,
Ngài sẽ âm thầm giúp họ. Ngài cũng nói là chỉ có thể giúp được cho những ai
thật sự cần. Barbara là một trong những người đó. Đây là lý do Ngài đã đáp
lại lời khẩn cầu và gọi điện để chỉ dạy tôi sau khi tôi cầu cứu Ngài.
Lần cuối tôi được gặp riêng Hòa Thượng là năm 1992, sau thời gian Ngài ngã
bệnh rất nặng vì đau thận. Lúc đó Ngài khuyên tôi hãy ghi lại câu chuyện về
Barbara. Và chỉ sau khi Hòa Thượng viên tịch, tôi mới hiểu được tại sao. Bồ
Tát Quán Thế Âm giúp tất cả những ai gặp nạn mà có tâm thật sự cầu giúp.
Điều này mắt thường phàm phu khó nhận ra được. Có nhiều người dường như cần
được giúp nhưng họ vẫn chưa sẵn sàng để đón nhận sự trợ giúp. Một số khác
thì âm thầm chịu đựng, không than trách nhưng trong thâm tâm, họ đã sẵn sàng
nhận sự giúp đỡ. Sư Phụ không những có thể thấu rõ lòng người mà còn rất từ
bi. Số người được Ngài dành thời gian giúp đỡ nhiều đến mức ngay cả những
người bên cạnh Ngài cũng không sao biết hết. Tấm lòng từ bi của Ngài đối với
chúng sanh đã vượt xa giới hạn của tín đồ Phật giáo.
Là một người trong và cũng là ngoài cuộc, tôi hân hạnh được biết đến những
công việc của Ngài ở một khía cạnh đặc biệt. Ngài từng giúp đỡ tôi cũng như
con trai tôi và bạn bè tôi. Trong các giấc mơ, Ngài cảnh báo tôi về tương
lai, và cho tôi thấy tầm cỡ của công việc của Ngài. Ngài không xem trọng
danh tiếng, cũng chẳng lo sợ những đầu óc hạn hẹp của chúng ta không hiểu
được Ngài. Không những thế, Ngài còn dùng những lời lẽ đơn giản để truyền
dạy các chân lý cao siêu. Ngài biết lúc nào nên nặng tay và nghiêm khắc, còn
khi nào phải dịu dàng và khoan dung. Các vị Đại sư khéo léo ứng dụng những
phương tiện thiện xảo mà với cái nhìn hay các tiêu chuẩn của thế tục không
thể hiểu thấu được. Vì vậy, nếu chúng ta không lắng nghe vào trong bằng cả
tấm lòng, chúng ta sẽ vuột mất sự dạy dỗ lớn lao của các Ngài. Điều này cũng
có nghĩa là khi chìm sâu trong mù quáng và chấp trước, chúng ta nên ghi nhớ,
tin tưởng và tiếp nhận lời dạy của các Ngài.
Đối với tất cả tín đồ
của những tôn giáo, tín ngưỡng khác, Sư Phụ đã thể hiện tinh thần cởi mở và
thân thiện; hy vọng mỗi người chúng ta ở Vạn Phật Thành sẽ tiếp tục tinh
thần đó.
Quá trình chuyển đối cho chúng ta cơ hội thăng tiến tầm hiểu biết và năng
lực mà trước nay chúng ta chưa hề mơ đến. Sự thử thách trước mắt chúng ta
chính là trung thực với những thệ nguyện cùng lý tưởng của mình, đồng thời
kính trọng mỗi một người mình gặp được trong cuộc hành trình. Áp dụng nguyên
tắc trên sâu rộng hơn nữa, nếu chúng ta vượt qua các ranh giới ảo tưởng giữa
ta với người dựng lên do tâm lý phân biệt, thì tổng hợp sức mạnh đó có khả
năng chuyển hóa cả thế giới lẫn cộng đồng của chúng ta. Đây chính là cái sức
mạnh của tương lai mà tôi cảm nhận được.
Lòng tôi tràn đầy cảm kích vì trong đời này, một lần nữa tôi gặp Sư Phụ,
nhận được sự thương yêu và ơn huệ từ Ngài.
Ghi chú của Ban
Phiên Dịch Việt Ngữ:
Câu
chuyện của bà Jerri-Jo Idarius kể lại trên đây đã từng được Hòa Thượng đề
cập trong bài khai thi
Linh Cảm
Quán Thế Âm
http://www.dharmasite.net/khaithi4.htm#18 :
Linh Cảm Quán Thế Âm
Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi và
linh cảm ra sao, thật là
không thể nghĩ bàn. Nếu mọi
người chúng ta thành tâm
niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì
nhất định nghiệp chướng sẽ
tiêu trừ, căn lành sẽ tăng
trưởng. Có rất nhiều sự tích
nói về sự linh cảm của Ngài,
nay tôi xin kể một chuyện
xẩy ra tại đất Mỹ. Có một bà
đến nhà thương để sanh con.
Ðây là một trường hợp đẻ khó,
nên bác sĩ phải giải phẫu để
lấy đứa nhỏ ra, nhưng trong
khi mổ người ta cắt phải ống
dẫn nước tiểu của sản phụ mà
không hay biết. Sau khi mổ
và khâu lại, người sản phụ
về nhà được mấy ngày mà
không hề đi tiểu tiện, trong
khi đó thân thể sưng lên.
Thấy sự việc xảy ra bất
thường, bà này bèn đến bác
sĩ hỏi bệnh nhưng bác sĩ
cũng không hiểu là bệnh gì.
Sau thấy toàn thân phù thũng,
bệnh nhân đành phải đi khám
lại bệnh tình, lúc đó huyết
áp đã xuống thấp tới 18 độ,
độc tố tích lại cùng mình,
không cách gì chữa trị, đành
nằm chờ chết. Một số thân
hữu của nạn nhân gọi điện
thoại tới Vạn Phật Thành cầu
cứu. Người ta báo cáo cho
tôi hay, tôi bảo họ hãy
thành tâm niệm Quán Thế Âm
Bồ Tát. Họ rất thành tâm
niệm Ngài Quán Âm, và chỉ
hai tiếng rưỡi đồng hồ sau,
phù thũng tiêu dần, huyết áp
tăng lên, đường nước tiểu
thông trở lại, nạn nhân phục
hồi sức khỏe rất nhanh chóng
rồi xuất viện. Các sự tích
về trường hợp từ cửa tử thần,
hay từ bệnh nguy ngập mà hồi
sanh, hay các chuyện tiêu
tai giải nạn, ở tại thành
Vạn Phật, kể ra không hết,
nay tôi chỉ kể một câu
chuyện đó mà thôi.