![]() ![]() |
Vietnamese|English Quán
Thế Âm Bồ Tát Tầm Thanh Cứu Khổ (Pháp
thoại tại khóa Quán Âm Thất từ 15/3 đến 26/3/1976) Từ
vô thủy quá khứ đến nay, mình đã trải qua hằng hà sa
kiếp luân hồi trong vòng sanh tử, tử sanh bất tận.
Mình chưa bao giờ dự pháp hội Quán Âm Bồ Tát, cho
nên những tánh hư tật xấu của mình không có mảy may
giảm thiểu. Ngược
lại, vô minh và phiền não càng ngày càng tăng trưỏng.
Hiện tại mình có thể tham dự Quán Âm Thất, đó là
thiện căn gieo trồng trong vô lượng kiếp xưa giờ đây
thành thục khiến mình có cơ duyên hiện diện tại pháp
hội vi diệu không thể nghĩ bàn này.
Người thiếu thiện căn hoặc đức hạnh sẽ không
bao giờ tham dự được khóa niệm Quán Âm. Có
được cơ may này, mình phải tận dụng từng phút từng
giây, đừng nghĩ ngợi lăng xăng phí thì giờ vô ích.
Khi đầu óc toàn là vọng tưởng thì bạn dù có
hiện diện cũng không khác gì chẳng tham gia.
Bởi bạn sẽ không đạt được điều gì tốt lành. Mặc
dù khóa niệm này chỉ có mới bắt đầu 2ngày thôi, có
người đã thấy Bố Tát Quán Âm thị hiện, có người
thấy hào quang. Vô
số cảnh giới bất khả tư nghì đã hiển hiện.
Có người sắp khai mở ngũ nhãn.
Ai còn chưa đạt được lợi ích gì thì phải nên
hổ thẹn. Đừng cho
rằng mọi người khác cũng giống như mình, chẳng thâu
hoạch được gì. Đó
là một điều sai lầm. Mình
đang ở chánh điện của Kim Sơn Tự, một đạo tràng tương
tựa như một lò luyện kim lớn, có đủ loại vàng, bạc,
đồng, sắt và chì. Các
bạn thuộc loại nào? Có
chịu được lửa nóng chăng? Có
câu rẳng: “ Vàng thiệt sợ chi lửa?”
Một khi vàng thiệt được thử lửa, lửa càng nóng
thì vàng lại càng sáng chói; càng trở nên vàng ròng.
Loại bạc sau khi nung sẽ ít quý hơn vàng.
Loại đồng lại ít chịu nóng hơn nữa.
Còn sắt thì kém xa. Các
bạn có thể xem Kim Sơn Tự là lò luyện kim, nơi vàng được
thanh lọc. Kẻ thật
tu không ai muốn rời khỏi nơi nầy.
Nếu quý vị muốn tìm một nơi khác để thật sự
tu hành thì tôi có thể nói không dễ mà tìm được
những tu viện chân chánh. Các
vị tu sĩ tại Kim Sơn Tự đều có “tâm” đạo.
Họ đặt mình vô một môi trường với những nhân
duyên vô cùng khó khăn. Vì
họ muốn khổ công tu hành nên hoàn cảnh khó khăn không làm
họ nao núng. Pháp
môn tu Đạo, gồm có tám vạn bốn ngàn.
Mình phải nên quen thuộc với mỗi Pháp môn, không nên
chỉ biết có mỗi một phương pháp tu hành.
Nếu mình biết cách tu của mỗi pháp môn thì lâu dài
rồi mình sẽ hiểu rõ ràng hằng hà sa Pháp môn.
Nhưng nếu mình chỉ quen thuộc với một pháp tu mà
thôi thì sẽ khó mà thấy suốt được Phật Pháp và đạt
đến trí huệ bao la như biển cả.
Cũng giống như người nhìn bầu trời qua một cái
ống tre rỗng ruột. Nhưng
khi họ đặt ống xuống thì sẽ thấy không gian là bao la
vô tận. Bởi vậy mình
không nên thực hành một pháp tu thôi mà phải thấu
triệt mọi pháp môn. Pháp
niệm Quán Âm là một bộ phận của Phật Pháp.
Vị nào chưa tu pháp này thì hãy thử, chớ vì chưa
thử mà rút lui không tu. Vị
nào dốc long dự pháp hội cho đến cuối chắc chắn thân
tâm sẽ được lợi ích, không nên vì bất cứ lý do gì mà
bỏ qua cơ hội đã đến trước mắt.
Chư Bồ Tát thực hành sáu Ba-la-mật và hằng sa
hạnh nguyện. Thứ
nhất, bố thí ba-la-mật, nghĩa là cho mà không mong cầu
được nhận. Thứ đến
là Trì giới ba-la-mật, nghĩa là đừng làm điều ác mà
thành kính làm việc thiện.
Thứ ba là nhẫn nhục ba-la-mật.
Xem bạn có thể nhẫn nại trong khóa niệm Quán Âm
Bồ Tát này chăng. Ai
kiên nhẫn thì mới tu trọn thất này, ai thiếu kiên nhẫn
thì suốt ngày đầy dẫy vọng tưởng.
Nào là: “ Nếu chịu đựng thêm chút xíu, mãn
thất ra quán ăn một trận.”
Hoặc là: “ Niệm Bồ Tát Quán Âm có ích gì?
Chả ý nghĩa gì cả, đi về cho rồi!”
Có vọng tưởng như vậy là thiếu kiên nhẫn, không
tu Đạo được, dầu cho có thực hành thiền tọa hoặc trì
niệm Phật danh hay Bồ Tát Quán Âm.
Dầu cho thực hành pháp môn nào thì cũng phải áp
dụng tính kiên nhẫn và thực sự dung hòa mới đạt được
kết quả, bằng không thì pháp môn nào cũng sê thất
bại. Người không kiên
nhẫn luôn luôn nghĩ cái này không đúng, cái kia không
tốt, không cái gì vừa lòng.
Nếu vậy thì bạn tu cái gì?
Đạo thì không có ngã kiến, không chấp ngã.
Hễ có chấp trước thì vĩnh viễn sẽ không thành
tựu được. Có người
nói: “ Tôi thích tọa thiền.”
Nếu vậy thì lại càng phải kiên nhẫn hơn nữa. Kế
đến là Tinh tấn ba-la-mật, nghĩa là không lười biếng.
Thứ năm là Thiền định ba-la-mật, mình đang trì
niệm danh hiệu Quán Âm Bồ Tát để được Bồ tát hóa
độ, để có định lực. Cuối
cùng là Trí huệ ba-la-mật, khi đã có định lực thì trí
huệ hiện tiền. Tất
cả sáu ba-la-mật liên quan mật thiết với nhau. Có
người nói: “ Tôi muốn chuyên chú về thiền.”
Được tôi sẽ nói thế nào là tọa thiền.
Một khi đã nhập thiền đường thì bất cứ thế nào
cũng không được bước ra ngoài.
Có người sẽ hỏi: “ Nhưng nếu tôi bệnh?
Tôi sẽ phải làm gì?”
Bệnh thì bệnh thôi. Dù
bệnh thì cũng vẫn phải thiền.
Nếu chết thì sao? Nếu
chềt thì cũng sẽ không được khiêng ra khỏi thiền đường.
Khi một thiền sinh chân chính mà chết thì đồng
sinh sẽ đặt vào một tọa cụ rồi để cho sình thúi,
chứ không mang ra ngoài. Quy
luật định là nếu có chết thì vẫn không được phép
rời chỗ. Các
vị sẽ nói: “ Như vậy không khác gì ở tù?”
Tôi hỏi lại chứ các bạn không cảm thấy đang ở
tù sao? Mỗi con người
bị khóa trong nhà tù của chính mình mà không ý thức tính
chân như của các bạn muốn đi cũng không được, mà
muốn về cũng không xong. Nếu
đi thì không về được, khi về rồi thì không đi lại
được. Như vậy gọi
là sự tự do sao? Cái
thân của mỗi người là một tù ngục, nhưng không ai ý
thức được như vậy mà thôi. Bởi
vậy trong khóa thiền, khi đã vào thiền đường rồi thì
không được tự ý đi ra. Nếu
ai muốn đi ra thì cây gậy của vị kiểm tra sẽ đập lên
lưng và vai của người đó.
Và đó là ý nghĩa của 2 chữ “đả thất”.
Khi mình “đả” một khóa Quán Âm, mình cũng không
được phép rời thiền đường.
Ai đi ra thì sẽ bị đánh.
Tôi hỏi chứ ai bảo bạn đến dự?
Bạn sẽ trả lời: “ Tôi thấy quảng cáo trên
bảng nên tôi mới đền đây.”
Đúng, nhưng ai nói sau khi đến, bạn được tự do
về không? Về
nhà? Bạn chỉ được
phép về nếu cần về. Phải,
bạn được phép về nhưng với điều kiện là ai ra về
thì phải trả tiền ăn cho cả đại chúng.
Bằng không thì không được tự do ra về.
Tại sao vậy? Vì
bạn đi về rồi thì những người khác sẽ nhìn theo và cũng
muốn bỏ về. Nếu
bạn về, rồi người khác cũng về, tất cả mọi người
sẽ về hết. Như
vậy điều kiện đặt ra là cứu cho bạn khỏi tạo
nghiệp phá hoại đạo tràng.
Trước tiên bạn phải bằng lòng đài thọ phí tổn
cho tất cả mọi người dự khóa này, nếu bạn muốn ra
về, và tốt hơn hết là bạn hãy ở lại nếu bạn không
trả nổi một số tiền quá lớn như vậy. Tất
cả những ai đến được Kim Sơn Tự để tham dự khóa
niệm này đều có nhân duyên sâu đậm với nhau.
Nếu không thì đã không đến được ngưỡng cửa
của Kim Sơn Tự. Đã
có nhân duyên thì sao lại không kết bạn với nhau?
Hãy cùng nhau tinh tấn.
Mình sẽ tiến về đâu?
Đến chỗ nào mà tâm thức muốn đến.
Mỗi người hãy giúp đở bạn mình.
Tại sao như vậy? Vì
không có sự nâng đở lẫn nhau thì tôi e rằng mình đi
sai hướng trên con đường tu học. Có
thể mình niệm Quán Âm Bồ Tát thường xuyên mỗi ngày mà
không hiểu ý nghĩa là gì? Quán
là xem xét, xem xét tất cả âm thanh toàn thế gian.
Quán cũng là nhìn suốt, nhưng không phải nhìn bề
ngoài của sự vật, mà là nhìn vào tâm chúng sanh.
Quán Âm Bồ Tát nhìn để biết chúng sanh nào diệt
được vọng tưởng, bởi vì một khi vọng tưởng không còn
thì tâm vắng lặng, lúc đó là giác ngộ. Có
câu kệ rằng: “Mọi
người mười phương đến, Tu
học Pháp vô vi.” Tất
cả đến pháp hội này từ mười phương để hành trì pháp
“vô vi”. Trì tụng
hồng danh Quán Âm Bồ Tát là một pháp vô vi, có nghĩa là
không có cái gì đã xong mà cũng không có cái gì chưa
xong. Pháp vô vi này
dạy ta dứt bỏ mọi vọng tưởng. Khi
các bạn niệm Quán Âm thì Bồ Tát cũng nghĩ đến các
bạn, đó là hỗ tương giao cảm.
Cũng như khi các bạn nghĩ đến người thân thì họ
cũng nghĩ đến các bạn. Từ
vô thủy kiếp lai, Bố Tát Quán Âm có liên hệ với mình.
Thời gian nào và bắt đầu từ lúc nào?
Thời gian đó bắt đầu với Đức Phật A Di Đà.
Phật A Di Đà là vị đạo sư ở Tây Phương Cực
Lạc. Ngài là bổn sư
của Bồ Tát Quán Âm, và Bồ Tát giúp Ngài hoằng dương
Pháp Tịnh Độ. Bồ Tát
Quán Âm cũng là vị huynh trưởng của chúng sanh.
Chúng sanh mình là sư đệ của Ngài nhưng chưa được
vãng sanh về cõi Cực Lạc.
Giảng giải như vậy thì chúng sanh đều là bà con
thân thiết với nhau. Mình
phải tưởng nhớ đến bà con, đến các pháp hữu thân
thiết của mình thì các vị đó sẽ tưởng nhớ đến mình.
Nếu mình là sư đệ của Bồ Tát Quán Âm thì Bồ Tát
phải là sư huynh của mình.
Có người sẽ nói: “ Làm sao Bồ Tát Quán Âm là sư
huynh của tôi được? Như
thế có cống cao ngã mạn không?”
Không những Bồ Tát coi mình như sư đệ, Bồ Tát còn
coi tất cả chúng sinh như là sư đệ.
Bằng không thì tại sao Ngài lắng nghe lời cầu xin
và đến cứu giúp mình? Khi
chúng sinh gặp hoạn nạn, tại sao Ngài muốn cứu giúp.
Bởi vì Ngài coi tất cả chúng sinh như chính tay chân
của Ngài, như chính thịt xương của Ngài.
Do đó mà Bồ Tát Quán Âm không ngại khó khăn nguy
hiểm để cứu độ tất cả chúng sanh đau khổ trong cõi
ta bà này. Dầu
trong giây phút mình cũng không được quên Ngài.
Khi mình nhất tâm niệm Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát
thì Ngài cũng nhất tâm nghĩ đến ta.
Dầu mình chỉ có một niệm thôi.
Song hễ nhớ đến Ngài thì Ngài sẽ nhớ đến ta. Quán
Thế Âm Bồ Tát xem mình như sư đệ của Ngài, là những
kẻ sẽ thành Bồ Tát, thành Phật trong tương lai.
Nếu có thể hiểu được như thế, thì mình phải
thành tâm hơn. Phải
hết sức thành tâm niệm danh hiệu sư huynh Bồ Tát Quán
Âm. Đừng bỏ mất cơ
hôi này! Khi
niệm danh hiệu Ngài, ta không nen gục đầu mà phải
ngẩng cao lên, không được lơ là chễnh mãng, phải dũng
mãnh tinh tấn mà niệm. Bồ
Tát Quán Âm sẽ nói: “Mau lên! Hãy nắm tay ta!” và Ngài
sẽ cùng với ta đến cõi Tây Phương Cực Lạc. Có
người tự hỏi: “ Sao Bồ Tát Quán Âm cứ quán sát, quán
sát, quán sát suốt cả ngày?
Còn ta không được phép quán sát cái gì cả?”
Họ phải biết rằng họ quán sát không giống như
Bồ Tát quán sát. Họ
quán sát bên ngoài. Bồ
Tát quán sát bên trong, quán sát tự tánh, quán sát vọng tưởng
của chúng sanh. Cho nên
sự quán sát của Ngài không như sự quán sát của chúng
sanh. Vì chúng sanh ở
xa Ngài nên Ngài cần dùng đến ngàn tay, ngàn mắt.
Ngài muốn quán sát vô lượng chúng sanh, nhưng mắt
của Ngài cũng không thể thấy hết được.
Vì lẽ đó Ngài “hồi quang phản chiếu”, nhìn vào
bên trong và lắng nghe tự tánh của Ngài hòa đồng với
chúng sanh Ngài muốn
biết nỗi đau khổ và phiền não mà chúng sanh đang chịu
đựng để ra tay cứu độ. Còn
các vị thì nhìn bên ngoài nên quên mất trí huệ thường
hằng bên trong của mình. Đó
là hai cách nhìn khác nhau. Có
người nói: “Thưa Hòa Thượng, con không tin được lời
Hòa Thượng. Bồ Tát
Quán Âm là một vị Thánh, còn chúng con là người phàm.
Làm sao người phàm có thể làm anh em với một vị
Thánh được? Như
thế, không hợp lý, con không tin.” OK,
không tin cũng đưọc. Các
bạn lý luận theo quan điểm của một người phàm trần.
Vì chưa thâm nhập kho tàng kinh điển nên trí huệ
của các bạn chưa thâm sâu bằng biển cả được. Kinh
Hoa Nghiêm dạy: “Từ
thuở vô thỉ đến nay, ta và tất cả chúng sanh đều là
anh em chị em, hoặc là cha mẹ, hoặc là vợ chồng liên
hệ với nhau.” Như
vậy khi các bạn nói không tin là vì chưa minh liễu chân lý
trong Kinh Hoa Nghiêm. Không
những Bồ Tát mà Phật cũng nhìn chúng sanh như cha như
mẹ trong quá khứ. Vì
Phật coi chúng sanh như anh em chị em, có gì là không hợp
tình hợp lý đâu? Các
bạn không tin chỉ vì chưa đủ trí tuệ mà thôi.
Các bạn chưa đọc Kinh Hoa Nghiêm nên dù cho tôi có
nói gì đi nữa thì các bạn cũng không tin được Tại
sao Phật muốn cứu độ chúng sanh?
Là vì Ngài coi chúng sanh như cha mẹ, bị trói buộc
trong vòng sanh tử, khổ não nên Ngài muốn độ thoát chúng
sanh, làm mọi cách để cứu cha mẹ khỏi khổ và được
vãng sanh cõi Cực Lạc. Mình
niệm và đảnh lễ Bồ Tát Quán Âm suốt ngày, nhưng nếu
Ngài thị hiện trước mắt ta, thì ta không nhận ra Ngài.
Bởi vậy tôi nói là chúng sanh thật đáng thương xót. Tại
sao tôi nói như vậy? Tôi
muốn nói là Bồ Tát muốn thử thách mình.
Khi mình niệm danh hiệu Ngài thì cũng phải bắt chước
Ngài, phải có đại từ, đại bi, đại nguyện và đại
lực như Ngài. Nghĩa là
nếu ai chửi rủa đánh mắng thì phải nhẫn nhục chịu
đựng cho đến mức độ là dù bị giết, mình cũng cam
chịu như là trả một món nợ hay một quả báo.
Tại sao vậy? Vì
nếu trong quá khứ tôi không chửi mắng người khác thì
hiện tại tôi không bị chửi mắng, trong quá khứ tôi không
đánh đập ai thì hiện tại không ai đánh đập tôi.
Tại sao có người muốn rủa, muốn đánh hay muốn
giết tôi? Bởi vì
trong quá khứ vì tôi si mê nên đã rủa, đã đánh, đã
giết họ, nên nay tôi phải trả quả báo, phải trả các
món nợ của tôi trong quá khứ mà tôi chưa trả được.
Nay tôi đã hiểu định luật quả báo thì tôi phải
trả hết nợ một cách ngay thẳng công bằng.
Trả hết nợ rồi thì mình sẽ thấy Bồ Tát Quán
Âm thị hiện và mới chính thật là pháp hữu của Ngài. Bởi
vậy khi trì niệm danh hiệu Quán Âm Bồ Tát, ta không nên
có ý ganh ghét thù hiềm kẻ khác.
Như thế là chưa chấm dứt phiền não, chưa nhổ
hết gốc rễ của khổ đau.
Tất cả mình phải nhận diện rõ ràng mọi tình
huống, và tìm hiểu sâu xa cội nguồn của mọi Pháp. Người
học Phật phải biết cách áp dụng và thực hành Phật Pháp.
Bằng không thì Phật Pháp vẫn là Phật Pháp, các
bạn vẫn là các bạn. Nếu
có thể thực hành Phật Pháp thì các bạn sẽ được hoà
đồng làm một với Phật Pháp vậy. Nhẫn
nhục là điều quan trọng vì đòi hỏi các bạn phải
chịu đựng những điều thường ngày không chịu đựng
nỗi. Ví dụ như có
ai đến mắng nhiếc thì cũng phải kiên nhẫn chịu đựng. Ví
dụ như có ai đánh đập thì phải cảm thấy sung sướng
hơn nữa. Ví
dụ như mình không muốn chết vì sự sống rất là quý báu,
nhưng nếu có ai muốn giết mình thì phải nghĩ rằng: “
Chết là giải thoát khỏi các nghiệp chướng trong quá
khứ đã tạo nên. Người
giết mình chính thật là thiện tri thức.”
Các bạn học Phật Pháp mình phải biết xoay ngược
tình thế; tu đạo cũng phải biết xoay ngược tình huống
mà tu. Thế nào là đảo
ngược tình thế? Tức
là việc mình không thích làm thì cứ làm đi.
Chẳng phải là việc hễ mình không ưa, bèn đẩy
cho kẻ khác làm. Nếu
các bạn cũng như đa số kẻ phàm tục, không thấu suốt,
không xả bỏ chấp ngã và chấp pháp, đầy dẫy chấp nhân,
chấp ngã, chấp chúng sanh, chấp thọ giả thì bạn sẽ
gặp đủ khó khăn trắc trở. Nhưng
khi nghịch cảnh đột xuất, các bạn thối lui một bước
và bình tĩnh đối diện nó thì dù cho việc gì xảy ra, các
bạn vẫn là “biển cả mênh mông bầu trời trống
lặng”. Các vị luôn
luôn chế ngự được mọi tình huống. Mình
học Phật, không nên học thứ cao siêu diệu vợi. “Tâm
bình thường là Đạo. Tâm
ngay thẳng là đạo tràng.” Hãy
dùng lòng ngay thẳng chân thật tu Đạo.
Khi niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Âm, không nên khởi
lòng tham, hy vọng trở nên giàu có.
Đó là việc không thể được!
Thật ra nếu các bạn hết lòng tham, các bạn sẽ giàu
sang. Khi nổi lòng
tham. Các bạn sẽ
chẳng gặt hái gì. Lại
nữa, các bạn chẳng cần phải quảng cáo khi tham dự khóa
niệm Bồ Tát Quán Âm: “ Tôi đã dự khóa niệm tại
chỗ nầy chỗ kia. Anh
không tu như tôi, anh không bằng tôi.”
Hãy tránh vọng tưởng này.
Đừng tham danh, tham lợi, tham hưởng thụ hay mong
cầu gì cả. Khi niệm
danh hiệu Bồ Tát, hãy có thái độ bình thường tự nhiên.
Chớ bắt chước những kẻ miệng niệm mà tâm thì
mong: “ Tôi chưa có con. Tôi cầu mong Bồ Tát Quán Âm sẽ
cho tôi mot đứa con trai.” Kẻ
kia thì xin đứa con gái. Con
trai thì niệm Bồ Tát để xin vợ đẹp, con gái thì xin có
chồng,có bạn trai. Như
vậy là không thể chấp nhận được. Trong
lúc niệm phải quét sạch tất cả những vọng tưởng
trần cấu, tất cả tham, sân si.
Ví như, không nên để ý đến y phục có đẹp đẽ
không mà chỉ lo sao cho đũ ấm. hoặc xem thức ăn hằng ngày
có cao lương mỹ vị không.
Nếu khởi vọng tưởng như vậy thì không phải là
một thái độ chân thật khi niệm Bồ Tát Quán Âm.
Vì nếu chân thật thì làm sao có thể còn chú ý đến
ăn ngon hay mặc đẹp nữa? Trái
lại phải gạt bỏ những vọng tưởng đó thì mới có
thể hợp làm một với Bồ Tát Quán Âm được. Trong
tâm của mỗi chúng sanh đều có một Bồ Tát Quán Âm.
Nhớ niệm Bồ Tát Quán Âm chính là tưởng niệm Quán
Âm Bồ Tát trong tâm mình. Có
người nói: “ Tôi quán sát tâm tôi, nhưng tại sao tôi không
thấy cái tâm?” Nếu
thật quý vị không có cái tâm thì không cần phải niệm
Bồ Tát Quán Âm làm gì. Bởi
vì Bồ Tát Quán Âm chính là tâm mình.
Bồ Tát Quán Âm không có gì trong tâm Ngài.
Lòng Ngài chẳng chút vọng tưởng, chẳng tham sân
si, chẳng tính toán ngày nay cần mặc áo gì cho đẹp,
hoặc ăn gì cho ngon, hưởng thụ chút cúng dường.
Ngài hoàn toàn không chấp trước, không mong cầu
việc gì. Ngài
chỉ muốn độ thoát chúng sanh.
Ngài nguyện làm tất cả chúng sanh ly khổ đắc
lạc, liễu sanh thoát tử, chấm dứt mưu cầu, đạt thành
Phật quả. Ngài mong
chúng sanh minh liễu Phật Pháp, diệt trừ tham sân si. Cả
ngày khi bạn niệm danh hiệu Quán Âm Bồ Tát, chớ nghĩ lăng
xăng rằng: Sáng không điểm tâm.
Tối không trà uống. Khổ
thiệt! Về thôi! Người
tu hành kiểu đó thì tệ quá!
|