Trừ bỏ nhân-ngã tướng (ý
niệm và sự chấp trước vào
quan niệm có mình và người) là
việc mà người tu phải làm cho
thấu. Làm được, đó gọi
là công phu thiệt. Nếu không làm
được, bạn đi tới chỗ nào,
chùa nào tu cũng vô ích. Tu tới
trình độ như vậy, công phu
của bạn mới thành tựu.
Chuyện gì cũng là do "tôi,
anh", mình, người" tranh chấp, phân
tranh mà ra. Xem bạn có khả năng tu
tới chỗ không còn "mình, người"
chăng?
Cứ nhậm vận mà làm, tùy duyên
qua ngày, thì chuyện gì cũng
chẳng quấy nhiễu được tâm
bạn. Mọi thứ: ăn, uống, ngủ,
nghỉ, mặc, ở, thị phi, vinh nhục... hãy
lạnh lùng buông bỏ chúng đi. Khi
quét sạch được những ngoại
duyên ấy, thì trí huệ trong tâm
sẽ tự nhiên khai phát.
Tâm bình thường chính là Ðạo:
Mỗi ngày cứ giữ cho tâm đừng
khởi phiền não, âu sầu, cũng không
vui vẻ thái quá. Ðối đãi
với mọi người thì không tốt
cũng không xấu; cứ tùy duyên mà
kết mối giao hảo với họ. Song, chớ
phan duyên, tức là đừng lợi
dụng họ để thủ lợi.
Lúc nào cũng
phải chú ý đến sự khởi tâm
động niệm, sự suy nghĩ của mình.
Khi có ý tưởng xấu thì
phải lập tức thức tỉnh, dẹp đi.
Tu hành, cần tu với thái độ vô
ngại, ví như con hạc làm tổ
vậy. Con hạc không lo lắng gì về
ăn uống cả; nó thích chỗ nào
thì làm tổ chỗ đó. Khi nào
muốn, nó lại tung cánh bay đi nơi
khác. Ðó là giống chim tự do,
tự tại nhất.
Khi tu, bạn phải
có thái độ "vô quái
ngại" ở mọi nơi, mọi chốn.
Ðược vậy, thì tâm mới an tĩnh,
mới như như bất động.
Tu hành, cần tu tới mức không còn
quái ngại trong hoàn cảnh động
hay tĩnh.
Thế nào là
"động và tĩnh không còn quái
ngại?" Tức là ở trong hoàn
cảnh động mà tâm bạn không
động: Bạn không bị hoàn cảnh
động bên ngoài ảnh hưởng làm
tâm bạn lay chuyển, nghĩ ngợi. Và
khi ở trong hoàn cảnh tĩnh lặng,
bạn không có ý nghĩ là yên
lặng.
Phải dùng
tiếng niệm Phật để quét sạch
hai trạng thái bụi bặm đó,
khiến liên hoa khai mở; như vậy mới
đắc chánh niệm. Khi niệm Phật,
bạn cần phải chuyển niệm - chuyển
hóa, biến ác niệm thành chánh
niệm!
Việc gì cũng phải buông bỏ. Buông
bỏ chính là công phu.
Bình thường,
đối đãi với việc gì cũng
buông xả hết; không có vướng
mắc, quái ngại vào việc gì.
Ðó là để tránh trường
hợp lúc lâm chung, giây phút tối
hậu, vọng tưởng nổi lên lôi kéo
mình vào vòng luân hồi bất
tận.
Mục đích việc tu là để lúc
chết, bạn không còn vướng
bận, không còn quái ngại chuyện
gì cả; chỉ thảnh thơi đem theo linh
quang (công đức trí huệ sáng
suốt) của chính mình mà thôi!