|
|
Vietnamese|English Ngữ
Lục Hòa
Thượng Tuyên Hóa (tiếp
theo)
2. Trì Giới, Nhẫn Nhục
Khi chúng ta tu Ðạo, việc quan trọng nhất là không tranh. “Không
tranh’’ tức là không cùng người khác tranh đua hơn thiệt, điểm
tốt điểm xấu, hoặc tranh luận về việc đúng việc sai của
kẻ khác. ·
Dẫu trong
hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta cũng chớ tham lam thái quá. Phải
thường biết đủ, nhẫn nhịn. Ðó là pháp vi diệu vô thượng
mà mọi người lại quên đi! Thế
nên, nếu không tranh, không tham thì phưóc thọ vô biên. Nếu
vẫn còn tranh chấp, tham lam, nhiễu loạn, thì nghiệp tội đến
với mình không ít, muốn thoát khỏi ba cõi cũng không cách gì
thoát ra được.
3. Tham Thiền, Niệm Phật ·
Tại sao chúng
ta không nhận ra cội gốc, khuôn mặt thật của mình? Ðó
là vì chúng ta chưa dẹp bỏ được ngã tướng và tâm ích kỷ
của mình. ·
Tham Thiền
tức là quán chiếu. Quán chiếu gì? Quán chiếu Bát Nhã. Trong
mỗi niệm, hãy quán chiếu lại chính mình, chớ không phải quán
chiếu những người khác--quán chiếu xem mình có ở đó hay không. ·
Người
Tham Thiền phải thấu suốt những vấn đề căn bản. Ðó là
những việc gì? Tức là thói quen tật xấu của mình. Khi đả
Thiền Thất tức là chúng ta cố gắng dẹp
trừ hết những tập khí xấu xa và lỗi lầm của mình. ·
Trong Thiền Ðường, mọi người ngồi
tham Thiền. Ðó là để thử nghiệm xem ai có thể trúng tuyển
quả vị Phật. Làm
sao để trúng tuyển? Cần phải “bên trong không chấp thân tâm,
bên ngoài không chấp thấy có thế giới.’’ ·
Nhiều người tham Thiền phạm phải hai
khuyết điểm: thứ nhất là tiêu cử, thứ hai là hôn trầm--
nếu họ không khởi vọng tưởng thì cũng ngủ gục trong Thiền
Ðường. ·
Tham Thiền, quan trọng là phải có tâm
nhẫn nhục, tâm bền bỉ. Bí
quyết tham Thiền là nhẫn. Không nhẫn nổi nữa cũng vẫn cứ
cố nhẫn. Nhẫn cho đến
cực điểm thì tự nhiên sẽ quán thông, sáng suốt, khai ngộ. ·
Khi tham Thiền đến độ thành thục, chín
muồi thì không những hết vọng tưởng, mà còn bớt dần nóng
giận, bớt dần phiền não, phẩm cách cao thượng hơn, khí phách
mạnh mẽ thêm. ·
Tại sao chúng ta không tương ưng với Ðạo?
Vì tâm cuồng loạn chưa từng ngừng nghỉ. ·
Khi tham Thiền, chúng ta có cơ hội khai
ngộ, tự tánh quanh minh hiện rõ như mùa xuân về lại trên trái
đất, vạn vật đều sinh sôi nẩy nở. ·
Người chân chánh tham Thiền là người
chân chánh niệm Phật.
Người chân chánh niệm Phật cũng là người chân chánh
tham Thiền.
Kẻ chân chánh trì Giới cũng là kẻ chân chánh tham Thiền. ·
Chân ngã là gì?
Tức là tự tánh, cũng tức là thành Phật.
Thành Phật mới là chân ngã. Trước khi thành Phật thì
tất cả đều là giả. ·
Thân thể ai không
nhiễm ô thì người ấy là Phật. Thân thể ai nhiễm ô thì người
ấy là chúng sanh. "Nhiễm
ô" là gì ? Nói vắn tắt thì "nhiễm ô" tức là
nhìn không thông, xả không được, giờ giờ phút phút luôn sanh
khởi vọng tưởng. ·
Dụng công cho
đến lúc thành thục rồi thì ăn mà không biết mình đang ăn,
mặc mà không chấp trước vào y phục mình đang mặc, còn nói
chi đến những vật ngoài thân. Tất cả đều xả bỏ hết. ·
Tu hành không
chỉ hạn hẹp trong việc tham Thiền, tụng Kinh mà thôi. Phải tùy
nơi tùy lúc mà tu hành. Ðừng móng tâm phân biệt nhiều. Chớ
tranh đấu vì quyền lợi, giành chức lãnh đạo để sai khiến
người khác, và cũng chớ nên biểu diễn, thi thố tài năng trước
mặt Thầy mình. ·
Ðạo quý tại
chuyên nhất. Tướng tài do mưu lược chứ không tại hùng dũng.
Binh lính cần tinh nhuệ chứ không cần nhiều. ·
Chân thật
niệm Phật là luôn luôn niệm trong từng giây từng phút, vọng tưởng
hay nghĩ gì về ăn uống cũng không có--cái gì cũng quên
bẵng thì đó mới là chân thật niệm Phật. ·
Chúng ta niệm
Phật, Phật cũng niệm chúng ta--giống như đánh điện tín đến
Phật A-Di-Ðà vậy. Ðó gọi là "cảm ứng Ðạo giao."
Nếu chúng ta không niệm Phật thì Phật không có cách gì để
nhiếp thọ được. Thế nên chúng ta phải trì niệm danh hiệu
Phật. ·
Niệm Chú, cần
phải niệm cho đến lúc Chú lưu xuất từ tâm ra và đồng nhập
trở vào tâm. Chú và tâm, tâm và Chú cùng hợp nhất vào một âm
thanh, không thể phân biệt. Niệm mà không niệm, không niệm mà
niệm. ·
Chúng ta lễ
Phật, Phật nhận lễ, thì phước huệ của chúng ta tăng trưởng.
Thế nên, lễ Phật là "cảm," nhận lễ là
"ứng" ; đó là Ðạo giao.
4. Hạnh Của Người Xuất Gia ·
Phải bốn vị
xuát gia trở lên cùng sống chung hòa hợp thì mới gọi là Tăng-đoàn.
Ðó là "hòa giai cộng trụ,"không tranh không chấp. Một
người xuất gia sống đơn độc không thể gọi là Tăng. ·
Người xuất
gia phải nghiêm trang gìn giữ bốn oai nghi--đi, đứng, nằm,
ngồi. Nên nói : "Ði nhẹ như gió, ngồi vững như chuông,
đứng thẳng như cây thông, nằm như cung tên." ·
Không thể
muốn pháp xuất thế cùng pháp thế gian đồng một lúc. Chân không
thể đứng trên hai chiếc thuyền--một hướng ra Giang Bắc, một
xuôi về Giang nam. ·
Các vị thường
biết rằng chư vị Ðại đức, Cao tăng thuở xưa đều ngộ Ðạo
trong khi tu hành khổ hạnh. Không một vị Tổ Sư nào khai ngộ
trong khi hưởng thụ--tìm trong Ðại Tạng kinh không thấy có
một vị nào như thế cả. ·
Tiêu chuẩn
tuyển chọn vị Trụ-trì phải như thế nào ?
Ðiều kiện tiên quyết là phải không có tánh nóng giận,
biết dùng hòa khí đối đãi
người, không dùng quyến uy mà bức bách kẻ khác, phải có
tác phong ý thức dân chủ, khiến người cung kính tôn trọng. ·
Người xuất
gia có thể nhận sự cúng dường, nhưng không được tham cầu cúng
dường. Người không tham cúng dường mới là đệ tử chân chánh
của Phật. ·
Hai chúng đệ
tử xuất gia, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, không nên dụng công vì danh
vọng, địa vị, mà cần phải có tinh thần sẵn sàng chịu khổ
thay cho chúng sanh và có tâm bình đẳng cứu giúp tất cả chúng
sanh. ·
Người xuất
gia nếu không tinh tấn tu Thiền tập Ðịnh, tụng Kinh trì Chú,
nghiêm thủ giới Luật, mà chỉ nương dựa vào Phật hầu có
được miếng cơm manh áo thì chắc chắn sẽ bị đọa lạc vào
ba đường ác. ·
"Tinh lực
dồi dào thì không cảm thấy lạnh. Khí lực sung túc thì không
cảm thấy đói. Thần lực đầy đủ thì không cảm thấy
mệt." Tinh,
khí, thần là ba báu vật. Người xuất gia cần phải tu dưỡng
tinh, khí, thần. ·
Người xuất
gia phải làm gương cho chúng tại gia--nếu không nêu được gương
tốt thì người tại gia sẽ không sanh tâm thâm tín, và không
thể gieo ảnh hưởng gì với họ cả. Thế nên, là người xuất
gia thì phải có hình tướng của người xuất gia. ·
Người xuất
gia phải có chánh tri chánh kiến. Nếu không có chánh tri chánh
kiến thì nhất định sẽ đi lạc vào đường ma, bị năm mươi
ấm ma kéo đi. ·
Người xuất
gia phải cùng nhau làm việc, không được tự mình tạo việc
lạ, muốn làm gì thì làm. ·
"Chuyên
nhất thì linh. Phân
tán thì bị ngăn ngại." Chuyên
nhất về việc gì ? Tức là chuyên nhất đoạn dục vọng,
trừ tham ái. Nếu
không đoạn dục vọng, trừ tham ái thì có xuất gia tu Ðạo đến
tám vạn đại kiếp đi nữa cũng vẫn không thành công. Vì vậy,
việc này rất là trọng yếu. ·
Phải luôn tu đạo
bồi đức. Khi đức tánh đã tròn đầy, hạnh tu viên mãn, thì
chúng ta mới xứng đáng là người xuất gia. ·
Người xuất
gia phải lấy việc hoằng Pháp làm sự nghiệp. Hoằng
dương Phật Pháp là bổn phận và trách nhiệm của chúng ta.
Thế nên, trong từng tâm niệm chúng ta phải luôn hoằng dương
Phật Pháp; mọi hành động, cử chỉ đều là thuyết Pháp cho chúng
sanh.
(còn
tiếp) |
|
|