Làm Sao Biết Ðược Cảnh Giới
Trước Mắt Là Thật Hay Giả?
Khi cảnh giới hiện ra trong
lúc ngồi thiền, làm sao ta biết cảnh ấy là thật
hay giả? Nhiều khi cảnh ấy là:
Tỳ- Lô- Giá- Na
ngồi trên đài sen ánh sáng rực rỡ,
ngàn Phật vi nhiễu, bách ức quốc độ cùng
với
hoa sen đồng thời xuất hiện khắp nơi.
(Kinh
Lăng Nghiêm)
Hoặc giả:
Lúc đó hốt nhiên
mười phương hư không biến
thành màu sắc bảy báu, hoặc màu sắc trăm
báu,
các màu sắc ấy đồng thời biến mãn chẳng hề
trở ngại,
Xanh, đỏ, tím, vàng mỗi màu đều hiện rõ
ràng.
(Kinh
Lăng Nghiêm)
Tất cả cảnh giới ấy,
muôn hình vạn trạng, biến hoá khôn lường đều
do tâm thức của hành giả mà có. Tất cả cảnh
giới đều chỉ là cảnh giới. Bởi vì cảnh giới
có hiện ra nên nó sẽ có lúc biến mất. Hể có
hiện ra, có biến mất thì cảnh ấy là vô thường,
hể cảnh gì vô thường thì nó là giả, không
chân thật. Cho nên mọi cảnh giới đều là hư
vọng. Không một cảnh giới nào là thật, trừ
cảnh giới mà Phật chứng ngộ: đó là cảnh mà
kinh điển gọi là Chư Pháp Thật Tướng, Chân
Như, Thể Tánh, Pháp Giới. Do đó Kinh Lăng
Nghiêm, phần Ngũ Ấm Ma dạy rằng:
Cảnh giới như thế
do công phu tu hành mà có; tạm thời như vậy,
đừng cho là chứng thánh, đừng có ý nghĩ
rằng mình là thánh,
thì cảnh giới ấy là tốt. Nếu cho rằng đó
là thánh cảnh, hay
mình chứng thánh thì sẽ đọa lạc vào tay lũ
ma tà.
(Kinh
Lăng Nghiêm)
Cho mình là thánh hay
chứng thánh vị được biểu hiện bằng nhiều cách
và là kết quả của nhiều thói quen xấu. Một vài
thói xấu đó như sau:
1. Thói quen thích so
sánh mình với người khác.
2. Thói tìm lỗi người, tự khen mình.
3. Thói tự cao, ngạo mạn.
4. Thói thích đồng hóa mình ngang bằng với
chư thánh hiền.
5. Thói ham muốn thành đạt; do trong tiềm thức
tồn tại quan niệm rằng tu hành phải có sở
đắc, sở chứng.

Trở về
trang nhà | Về đầu trang
|