-
Người học
đạo phải có cốt cách cứng rắn nhưng
phong thái nhu hoà,
-
chí hướng
rộng lớn, mà tâm ý thận trọng,
-
cõi lòng rỗng
không, song lời nói chân thật,
-
trí huệ cao
vút, song biết tiếc phước báo,
-
suy tính việc
dài lâu, nghĩ ngợi cần thật tế,
-
thành khẩn
phụng vụ người trên, nhưng khiêm cung
tiếp đãi kẻ dưới,
-
nhún nhường,
nhượng bộ kẻ ngang hàng;
-
Lúc đắc ý
chớ buông lung xa xỉ,
-
lúc thất ý
đừng bứt rứt thất thác,
-
Làm phước
không bằng tiết kiệm phước,
-
Hối lỗi không
bằng ít làm lỗi.
-
Phải nhớ thân
mạng, thế gian là khổ là không, chớ a dua
dòng đời,
-
Áo quần che
thân, chớ tham đẹp đẽ,
-
Ăn uống trị
đói, đừng ham ngon miệng,
-
Phải luôn tự
tỉnh ngộ đời này, rằng kiếp trước mình
đã có công hạnh gì mà nay ngồi hưởng
của tín thí? Trong 12 thời phải luôn kiểm
điểm thân khẩu ý nghiệp xem chúng làm
thiện nhiều chăng? Làm ác nhiều chăng?
Làm vô ký nhiều chăng? Ðủ sức tiêu hoá
tứ sự cúng dường chăng?
-
Nếu chẳng đủ
sức thì hãy hổ thẹn giác ngộ, tu tỉnh.
Thế thì tự nhiên thói quen sẽ từ từ tiêu
trừ, trí quang sẽ từ từ hiển lộ. Ý của
Tổ của Phật đều hiển hiện từ một niệm
thanh tịnh trong tâm thôi.