Vị
Tăng Trong Mộ - Hòa Thượng giảng
Vào mùa hè năm 1969, trong
lần đựoc mời đến thuyết giảng tại Đại Học Berkeley cho lớp “ Dẫn Nhập về
Phật Giáo” , Hòa Thượng đã giải thích bài thơ ngài làm trong những năm bán
ẩn cư vào đầu thập niên 1960:
Gặp đây là vị “tăng trong mộ”
Trên không nhật nguyệt dưới không đèn
Bồ-đề phiền não, băng là nước
Sanh tử Niết-bàn, sắc tức không
Buông hết mọi duyên lìa vọng tưởng
Dứt cuồng tâm lộ giác viên dung
Tự tánh quang minh bừng chứng ngộ
Pháp báo hai thân chẳng khác nhau
|
Gặp đây là vị “tăng trong mộ”:
Quý vị là
những bạn trẻ có năng lực và được trí tuệ thiên phú sẽ không ngần ngại hỏi
vị tăng ở trong mộ này là “ Làm sao mà ngài đến đước chỗ đó?” Tôi cũng không
biết nữa. Quý vị không nên hỏi tôi câu hỏi đó. Nó không quan trọng. Làm sao
vị tăng trong mộ này đến đó và làm sao ông ta ra khỏi chỗ đó không quan
trọng. Tuy nhiên, tôi sẽ bảo cho quý vị biết là cái mộ nó như thế nào?
Trên không nhật nguyệt dưới không đèn:
Điều đó nói lên cái gì ? Vô minh. Nó là vô minh nghĩa là nó không có tên.
Mặc dù nó không có tên, vẫn cần phải phá vỡ vô minh đó. Không những
tôi phải phá vỡ vô minh, mà quý vị cũng phải phải phá vỡ vô minh. Quý vị
nói: “ Tôi chưa bước vào mộ sao bạn lại gọi tôi là vô minh?” À, quý vị chưa
bước vào mộ chứ gì nhưng tương lai quý vị chắc chắn sẽ bước vào. Quý vị không thể nào
chạy trốn được đâu. Và nhất định tương lai quý vị sẽ bước vào bời vì cái vô
minh mà quý vị đang có. Có vô minh nghĩa là không có sự sáng suốt. Ngay cải
các bậc bồ tát cao nhất vẫn còn có một chút "vô minh sanh tướng” mà vẫn chưa bị phá
vỡ hẳn. Chính vì vậy, tất cả các hạng chúng sanh từ Bồ Tát trở xuống chín pháp giới còn lại bao gồm cả loài người chúng
ta đều có vô minh. Chính vì vậy, đức Phật nói rằng: Vô minh chính là phiền
não; mà phiền nào chính là Bồ đề. Nhưng để chuyển phiền não thành Bồ đề thì
chúng phải có công phu—khả năng tâm linh. Và chính vì vậy
vào dòng thứ ba của bài thơ nói rằng:
Bồ-đề phiền não, băng là nước: Vì mọi người đều có phiền não nên mọi người đều có Bồ Đề. Mọi người đều
biết cách phiền não nhưng chúng ta đều quên Bồ đề. Khi chúng ta quên Bồ đề thì chúng ta không thể
sử dụng được. Giống như băng có nguồn gốc là nước do
không khí lạnh làm nước đóng lại thành băng. Nếu khí hậu trở nên
ấm lại thì băng tan thành nước trở lại. Đây là ví dụ về phiền não và bồ đề. Không khí lạnh là phiền não và ngược lại ánh mặt trời
ấm áp chính là bồ đề. Cái gì tạo ra không khí lạnh đó? Tham, sân si chính
tạo ra. Ánh nắng ấm áp là gí ? Đó là giới, định và tuệ.
Chúng ta nên kiên trì tu giới, định tuệ và đình chỉ tham, sân và si
đi. Đó gọi là chuyển phiền não thành Bồ Đề. Nó cũng chính là chuyển băng
thành nước. Nhưng đây chỉ là ví dụ thôi. Đừng chấp vào điều này và
nói: “Băng là nước, phiền nào là Bồ Đề,” vì sợ rằng quí vị có thể lúc đó lại nói
rằng, “ À, tôi sẽ bám chặt vào các phiền não ví dẫu sao chúng cũng là Bồ Đề. Và chính vì bản chất của băng cũng là nước. Tôi sẽ
chỉ giữ một mảnh băng và xem nó có chuyển sang nước hay không? Đó không phải
là một thái độ đúng đắn. Tuy mọi người đều có thể thành Phật nhưng chúng ta
phải tu hành trước khi điều đó có thể diễn ra. Làm sao để tu hành. Chúng ta phải dựa trên giáo lý của đức Phật và
tìm một vị Minh Nhãn Thiện Tri Thức có thể dạy chúng
ta phương pháp tu tập.
Sanh tử Niết-bàn, sắc tức không:
Mọi người đều sợ sanh tử. Tuy nhiên, nếu
không có sự sanh tử thì sẽ không có Niết Bàn. Niết bàn phải
được tìm trong sự sanh tử. Khi quí vị tìm được Niết Bàn rồi, thì quí
vị không cần phải tìm cầu nữa. Đững có cưỡi lừa đi tìm lừa." Chúng ta hiện
tại
không có Niết Bàn bởi vì chúng ta còn vướng mắc trong
sanh và tử. Nếu đoạn diệt sanh tử rồi thì Niết Bản là của quý vị, không cần phải tìm
kiếm nữa. Do đó nói rằng sắc tức thị không. Niết bàn cũng chỉ là không.
Buông hết mọi duyên lìa vọng tưởng:
Nếu quí vị muốn thực sự chứng được không nhân, không pháp - tánh không của sanh tử và Niết Bàn—quý
vị phải buông xã
và nhìn xuyên thủng tất cả. Đừng cứ nắm giữ, không thể buông xã. Nếu quý vị có thể buông xã thì đó gọi là sự
lìa giả. Nếu quý vị không thể lìa giả thì quý vị sẽ vướng mắc phan duyên và không thể
dẹp bỏ chướng ngại. Nếu quý vị có khả năng không nhận biết cả sanh và tử thì
quý vị sẽ không
có bất kỳ sự bám chấp nào cả .
Dứt cuồng tâm lộ giác viên dung:
quý vị
phải ngưng cuồng
tâm và những
tham cầu của quý vị
? "Làm thế nào tôi ngưng chúng bây giờ?"
quý vị
hỏi? Chỉ ngưng lại thôi.
Có phải vẫn còn một cái “Làm thế nào” không? Chỉ ngưng lại thôi. Khi
cuồng tâm
ngưng thì quý vị
sẽ giác ngộ sự dung
thông viên dung vô ngại của Phật Pháp. Đức Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều có
đức tướng trí tuệ của Phật” Nhưng bời
vì vọng tưởng và chấp trước làm cho
họ không chứng được Phật quả. Đức Phật cũng dạy rằng: "Khi vọng
tưởng dừng thì sự dừng đó chính là Bồ Đề."
Tự tánh quang minh bừng chứng ngộ:
Tự tánh của quý vị chính là quang minh tạng.
Nếu quý vị có thể đánh thức dậy tạng quang minh trong tụ tánh của quý vị
thì lúc đó quý vị chứng được
Pháp báo hai thân chẳng khác nhau
: Quang minh
tạng trong tự tánh của quý vị là Như Lai Tạng. Báo thân, trước khi
chịu quả báo, chính là Pháp thân. Và hiện nay chúng ta đang phải trả
cho những nhân mà chúng ta đã gieo trong quá khứ. Nếu chúng ta gieo
nhân lành thì chúng ta gặt được quả lành. Còn nếu chúng ta gieo nhân ác
thì chúng ta bị quả bảo xấu ác. Nhưng chúng ta phải thực sự trở nên giác
ngộ-- thấy được khuôn mặt thật uyên nguyên (bản lai diện mục) của chúng
ta – trước khi chúng ta có thể được chứng nhận là đã được quang minh của
tự tánh.
Khi điều đó xảy ra thì như thế nào ? Học sinh
trở thành giáo sư và giáo sư trở thành học sinh. Mọi người đều như nhau.
Phật là chúng sanh và chúng sanh là Phật. Nếu quý vị hiểu đạo lý này thì quý
vị có sự hiểu biết chân thật. Nếu quý vị chưa hiểu thì quý vị vẫn còn vô
minh.
Appendix II, p. 215 - 218 "Records of
the Life of Ch'an Master Hsuan Hua" Part II
Chú
thích của Ban Phiên Dịch Vĩệt Ngữ VPTT:
Nguyên văn:
Các vị kim ngộ
“mộ trung tăng”
Thượng
vô nhật nguyệt hạ vô đăng
Phiền
não Bồ-đề băng thị thủy
Sanh
tử Niết-bàn sắc tức không
Phóng
hạ phan duyên ly chư vọng
Yết
chỉ cuồng tâm giác viên dung
Ngộ
đắc tự tánh quang minh tạng
Nguyên
lai báo thân tức Pháp thân.
|