Nguyên Tắc và Phương Pháp Phiên Dịch Kinh
Điển
Hòa Thượng thường
răn nhắc các đệ tử là phải dùng trí
huệ chân chánh để phiên dịch kinh điển.
Ngài cũng bảo rằng nếu thấy có phần
nào dịch không đúng nghĩa thì hãy đưa ra
để mọi người cùng nghiên cứu thảo
luận. Nhờ sự nghiên cứu thảo luận công
khai mà các bản dịch lại càng thêm chính xác.
Bằng cách này, cách thức phiên dịch thuở xưa
được truyền sang Tây Phương. Ngài nói :
Trước khi chính
thức phê chuẩn, hiến pháp được đọc
ba lần để xem có ai còn phản đối. Chúng
ta phải áp dụng phương pháp này để phiên
dịch kinh điển. Phiên dịch xong, mọi người
lại cùng nhau nghiên cứu một lần nữa
để xem coi còn có vấn đề gì chăng.
Cần dùng trí huệ của mọi người để
phiên dịch Kinh Ðiển. Nếu ai có ý kiến gì
đều được mang ra bàn thảo. Khi hỏi
thăm ý kiến, chúng ta phải theo phương pháp
Yết Ma (phiên họp chính thức của Tăng chúng).
Nghĩa là, sau khi đọc qua một lần, thì
hỏi xem có ai cho ý kiến để sửa chữa.
Lần thứ hai đọc lại và hỏi, rồi
lần cuối cùng cũng như thế. Bản
dịch phải được đọc ba lần và
phải hỏi ý kiến mọi người ba
lần. Nên đọc chậm rãi để được
nghe rõ ràng. Khi đọc xong ba lần theo pháp Yết
Ma, những người có ý kiến nên nêu lên.
Nếu không ai còn ý kiến thêm, tức là mọi người
đều đồng ý. Trong tương lai, không ai có
thể bàn cãi hay phản đối : "Phần phiên
dịch này không hay. Hồi đó đã dịch
sai.". Không ai trong chúng ta có thể phản đối.
Thế nên, mọi người đều phải
chịu trách nhiệm. Chỉ khi nào mọi người
đều đồng ý thì bản dịch mới
được thông qua. Phương thức phiên
dịch của chúng ta ngày nay sẽ làm gương cho
người sau để họ y cứ theo đó mà làm.
Không thể nào chỉ có một bản dịch cá nhân.
Chúng ta chung sức để thực hiện việc này."
Bên cạnh tài năng và ngôn
ngữ vượt ngoài sức tưởng tượng
của mọi người, Ngài cũng hiểu tinh tường
về nguyên tắc và phương pháp phiên dịch.
Trong ba nguyên tắc 'Tín, Nhã, Ðạt' thì Tín (trung
thật) là quan trọng bậc nhất. Ngài nói:
"Việc quan
trọng nhất của sự phiên dịch là phải
chính xác, chứ không thể tương phản
với nguyên văn. Khi dịch bản văn của người
khác thì phải trung thực y chiếu theo lời
của người đó, mà không thể bỏ xen ý
kiến của mình vào được. Nếu văn
phạm có chỗ nào không thông suốt thì có thể
trau dồi lại, nhưng không thể thêm lời chú
giải hay ý kiến của mình vào đó."
Tiếc thay, vài người
cho rằng phương thức giảng giải của
Ngài là thiếu uyên bác, hoặc muốn cho mình nổi
bật lên, nên tự thêm ý kiến mình hay ý kiến
của người khác vào những bản văn chú
giải kinh điển đã được xuất
bản và bỏ phần giải thích nguyên thuỷ
của Ngài. Ngài thuyết giảng những lời
"giản dị đơn sơ" với dụng
ý giúp những kẻ sơ cơ cùng các dịch
giả theo đó mà học tập để có kiến
thức căn bản về Phật Pháp, rồi y
cứ theo đó mà tu hành. Ngài không chấp trước
vào lời giảng giải của mình, chỉ khiêm
tốn bảo :
"Nếu muốn, quí
vị có thể dùng lời giải thích sơ đẳng
của tôi. Hiện tại, vì mới bắt đầu,
chúng ta nên đặt nền móng cho vững chắc,
rồi sau đó khai triển cùng phiên dịch
những kinh điển khác."
|
Sư Cô Hằng Trì đang dịch Kinh trong những
thời buổi đầu. |
Phiên dịch Kinh Ðiển là
công nghiệp cả trăm ngàn năm. Từ quan điểm của
người mở đường, lập trường của Ngài là:
"Hiện tại,
việc phiên dịch chỉ cần văn nghĩa rõ ràng
và dễ hiểu là đủ rồi. Chúng ta không
cần phải tô điểm lòe loẹt như
tấm vải thêu. Chỉ cần đạt được,
là đủ. Tương lai, nếu có ai nhận
thấy rằng những bản dịch đại khái
của chúng ta không hay cho lắm thì họ có thể
trau chuốt sửa chữa lại."
Phiên dịch kinh điển
để mọi người có thể hiểu rõ. Vì
thế Ngài nhấn mạnh :
"Phải phiên
dịch kinh điển đơn giản và rõ ràng. Không
nhất định phải dùng tiếng Phạn.
Nếu tiếng Anh không có chữ tương
đương thì bất đắc dĩ mới dùng
tiếng Phạn. Nếu tiếng Anh có, thì nên dùng
những chữ mà người ở nước này có
thể hiểu được dễ dàng. Nếu chúng
ta dùng toàn chữ Phạn, thì không cần dịch Kinh
Ðiển ra Hoa ngữ, rồi tiếng Anh. Thế thì
chỉ cần bản tiếng Phạn thôi! Mục
đích của việc phiên dịch là giúp cho kinh
điển được phổ thông để
mọi người khi đọc qua liền hiểu
ngay. Nếu làm được như vậy là đã
đủ rồi. Lời dịch nên đơn
giản. Nếu quí vị cố ý dịch bằng
những lời lẽ văn hoa cao siêu thi khi đọc
qua, người khác sẽ bị rắc rối,
ngờ vực. Chúng ta nên dùng trí huệ để xem
coi lời văn có hợp lý hay không, rồi mới dùng.
Như vậy là đủ. Ngôn ngữ tiến hóa
từng bước theo dòng thời gian. Bây giờ có
thể họ chưa hiểu, nhưng trong tương
lai, khi đọc lại vài lần thì họ sẽ
hiểu. Chỉ cần lời lẽ và ý nghĩa
đầy đủ là tốt rồi."
Lúc theo nguyên tắc văn
nghĩa thông đạt và trung thực, phải lưu tâm
đến sự "dung hợp hoàn toàn tất cả
sự khác biệt" vì Phật Pháp là viên dung vô
ngại. Về vấn đề này Ngài nói:
"Trong khi phiên
dịch phần chánh văn của Kinh, không thể
chỉ dịch dựa theo phần chú giải. Văn
kinh như biển cả, lời chú giải chỉ như
sông ngòi từ khắp nơi tùy theo dòng mà đổ
vào biển cả. Không thể xem sông ngòi như
biển rộng. Kinh điển rất sống động
chứ không chết cứng, và luôn viên dung vô
ngại mà không chỉ đơn thuần trong một
nghĩa. Bất cứ bản dịch nào, miễn có có
đầy đủ ý nghĩa và hợp lý thì đều
có thể chấp nhận được. Ðừng
chấp cứ là phải dịch theo cách này hay cách
nọ, mà chỉ cần chuyên chở được
ý nghĩa của lời kinh là được. Chớ
bỏ quá nhiều thời giờ vào điểm này.
Càng bỏ thời giờ vào việc lòng vòng trong
lời lẽ thì càng xa ý kinh, và bản dịch mãi không
được hay cho lắm. Cần phải phiên
dịch kinh điển một cách sống động
và uyển chuyển. Không thể bướng bỉnh
chấp theo ý mình. Chỉ miễn sao ý nghĩa của
kinh văn được thông suốt là đủ
rồi."
Phiên dịch kinh điển
không chỉ dùng sự khéo léo, mà còn rèn luyện và giúp
phát triển trí huệ chân chánh. Ngài nói :
"Dẫu là người
nào, nếu tự dùng trí huệ chân chánh để
phiên dịch Kinh Ðiển thì trí huệ ngày một
khai mở, ngày một tăng trưởng. Nếu ngày
ngày chuyên tâm chú ý học hành thì trí huệ sẽ
được triển khai."
Ðể bảo đảm
việc phiên dịch được chính xácvà chân chánh
phù hợp với ý Ðức Phật, Ngài thường răn
nhắc các đệ tử :
"Phiên dịch kinh
điển phải có chánh tri chánh kiến, và nhất
định phải chánh trực. Không nên thiên vị
hoặc dùng lời hoa mỹ thuận theo nhân tình.
Phải quyết định mau mắn và dùng lời xác
quyết, cùng có tinh thần phán xét như phán quan (quan
tòa). Phải khởi tâm thành khẩn và dùng tri kiến
chân thật thâm sâu, cùng có tánh quả quyết.
Phải khách quan mà phiên dịch và đừng để
bị kẹt trong văn tự chữ nghĩa. Phải
dùng trí huệ chứ chẳng dùng mảy may tình
cảm mà phiên dịch. Dẫu là lời của ai,
nếu nghĩ rằng không chính xác thì phải cứng
rắn xét đoán vô tư. Phải vô tình và lạnh lùng
để phiên dịch kinh điển. Nếu dùng tình
cảm thì sai lạc rồi. Khi phiên dịch, phải hình
dung tâm trạng của Phật Thích Ca vào đương
thời. Phải tự hỏi: "Tại sao Ðức
Phật thuyết Kinh này ? Ngài lúc đó đang nghĩ
gì? Ngài có dụng ý gì lúc đó?" Phải vận
dụng tư tưởng để nắm rõ đạo
lý mà Ðức Phật xiển dương trong bài kinh
đó. Làm được như thế thì quí vị
sẽ thông đạt diệu nghĩa thâm sâu của
lời kinh."
|